SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 2 PHONG CÁCH THIẾT KẾ SCANDINAVIAN VÀ MINIMALISM

Thoạt nhìn, phong cách thiết kế Scandinavian và Minimalism có sự tương đồng với nhau. Không gian được thiết kế theo phong cách Scandinavian hoặc theo chủ nghĩa tối giản có thể trông giống nhau, nhưng sự khác biệt nằm ở các chi tiết. Minimalism và thiết kế Scandi không phải là một và không giống nhau, giữa chúng có những sự khác biệt và nét đặc trưng riêng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào những điểm khác nhau giữa thiết kế Scandinavian và chủ nghĩa tối giản, để bạn có thể hiểu rõ hơn hai phong cách độc đáo này.

Nguồn gốc hình thành và định nghĩa thiết kế Scandinavian và Minimalism

Sự khác biệt giữa phong cách Scandinavian và Minimalism
Phong cách thiết kế Bắc Âu đơn giản – màu sắc đồng nhất

Thiết kế Scandinavia xuất hiện vào đầu đến giữa thế kỷ 20 sau đó phát triển mạnh mẽ vào những năm 1950 ở khắp thế giới. Vay mượn các yếu tố của phong trào Bauhaus, thiết kế Scand đặt chức năng và chủ nghĩa hiện đại lên hàng đầu, với mục đích tiếp cận và phục vụ đa dạng nhu cầu của tất cả mọi người. Trước những năm 1950, những người sống ở khu vực Scandinavian thường phải sử dụng gỗ và các vật liệu tự nhiên có sẵn để làm nội thất cho căn nhà. Sau khoảng thời gian này, niềm tin cái đẹp chỉ dành cho người giàu dần được thay thế bởi việc đem cái đẹp đến cho số đông.

Thiết kế Scandinavian nhấn mạnh vào sự đơn giản với đường nét gọn gàng, không gian thoáng đãng, sáng sủa có nhiều khoảng trống để di chuyển. Và việc tập trung thiết kế vào các món đồ nội thất chẳng hạn như ghế, đèn, đồ dùng nhà bếp,… với kiểu dáng đơn giản, nhẹ nhàng đem đến sự thú vị cho không gian.

Sự khác biệt giữa hai phong cách Scandinavian và Minimalism
Giảm bớt các chi tiết là một phần quan trọng giúp định hình phong cách tối giản trong thiết kế nội thất

Chủ nghĩa tối giản – Minimalism lần đầu tiên được sử dụng sau Thế chiến thứ hai, để mô tả nghệ thuật thị giác đã bị tước bỏ các hình thức hoặc cấu trúc cơ bản của nó. Các nghệ sĩ theo trường phái tối giản đã rời bỏ những truyền thống nghệ thuật cũ về tính chủ quan và thay vào đó nhắm đến việc thể hiện hiện thực một cách khách quan và cụ thể. 

Thiết kế nội thất tối giản cực kỳ phổ biến tại Châu Âu đến những năm 1980 thì bắt đầu lan rộng sang Châu Á. Nhật Bản là nước đầu tiên ứng dụng phong cách tối giản trong thiết kế nội thất. Đặc điểm chính của phong cách này là thiết kế từ khoảng trống đến khoảng đặc của đồ nội thất cũng như ánh sáng lẫn khoảng tối của không gian nội thất. 

Hai phong cách thiết kế Scandinavian – Minimalism và Sự khác biệt 

1. Hệ tư tưởng so với tính thực tiễn của không gian

Thiết kế Scandinavian không tập trung quá nhiều về không gian mà chú trọng vào cảm xúc là chính. Một không gian mang đến cảm giác nhẹ nhàng, ấm cúng giúp nâng cao tâm trạng đó là trọng tâm của thiết kế nội thất Scandinavian. Bằng cách phối màu trung tính như trắng và xám với nhiều ánh sáng tự nhiên ngập tràn không gian, các lối đi rõ ràng từ phòng này sang phòng khác giúp cho không gian không bị lộn xộn, thiết kế phong cách Bắc Âu đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống hàng hàng, tăng cường năng lượng và đem đến một môi trường thư giãn và giải trí sau một ngày làm việc bận rộn.

Sử khác biệt giữa phong cách Scandinavian và Minimalism
Ứng dụng phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất

Khác với Scandi khi nhắc đến chủ nghĩa tối giản là nói đến thiết kế làm nổi bật kiến ​​trúc của không gian và tập trung vào công năng nội thất. Một không gian được thiết kế tối giản kết hợp với sơ đồ mặt bằng mở, nhiều ánh sáng, sử dụng bảng màu đơn sắc và màu sắc làm điểm nhấn và đồ nội thất đường nét đơn giản đem lại sự thoải mái và một không gian nhẹ nhàng có sức lôi cuốn vượt thời gian.

2. Điểm khác biệt trong sử dụng chất liệu thiết kế

Hai thiết kế này có điểm chung là sự tối giản nhưng điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa Scandinavian và Minimalism chính là chất liệu sử dụng. Thiết kế tối giản thường kết hợp với chất liệu da với thép không gỉ và crom. Trong khi đó, thiết kế nội thất theo phong cách Scandinavian tập trung vào vật liệu đến từ thiên nhiên là chủ yếu như gỗ,gai, mây, giỏ dệt,… các kết cấu dệt và mềm mại hơn.

scandi
Các nguyên vật liệu thô như gỗ, vải tự nhiên, tre góp phần tạo lên một không gian mộc mạc đặc trưng

Xem thêm bài viết: Phong cách thiết kế nội thất tối giản 

Kết bài

Trên đây là những chia sẻ của TNTHOME về những điểm giống và khác nhau của hai phong cách Scandinavian và Minimalism. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên bạn có thể hiểu rõ hơn về hai phong cách độc đáo này. Dựa vào đặc trưng và chất liệu của mỗi phong cách, bạn hãy lựa chọn cho mình lối thiết kế phù hợp với phong cách và thể hiện được cá tính của mình nhé!


Gửi yêu cầu tư vấn:

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *