Phong cách tối giản hay còn gọi là Minimalism được áp dụng từ nghệ thuật kiến trúc đến thiết kế nội thất. Đặc biệt là trong thiết kế nội thất ngày nay, Minimalism được áp dụng rất nhiều tại các công trình kiến trúc khác nhau từ biệt thự, nhà phố đến chung cư bởi sự tiện nghi, thân thiện và mang tính thẩm mỹ cao cho không gian. Bài viết sau đây sẽ làm rõ các đặc điểm tiêu biểu của chủ nghĩa tối giản trong thiết kế nội thất
Mục lục:
1. Định nghĩa phong cách Minimalism
Phong cách tối giản là việc thể hiện những khuynh hướng đa dạng của nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc mà các tác phẩm được tối giản về những yêu cầu thiết yếu nhất của nó.
Phong cách Minimalism xuất phát trong nghệ thuật phương Tây từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Nguồn gốc của chủ nghĩa tối giản bắt nguồn từ sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa Hiện đại và kết hợp với chủ nghĩa Hậu hiện đại và được xem như phản ứng đối ngược lại với chủ nghĩa biểu hiện trong nội dung cũng như trong bố cục tác phẩm.
2. Phong cách Minimalism trong kiến trúc
Kiến trúc sư đại tài người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) được coi là cha đẻ của phong cách kiến trúc Minimalism. Quan điểm của ông được thể hiện qua nguyên tắc “Less it more” có nghĩa là đơn giản tận cùng. Với không gian thiết kế đơn giản, sạch sẽ, tinh tế, sử dụng những mặt phẳng, đường thẳng, đường vuông góc,.. Minimalism là phong cách được nhiều kiến trúc sư lựa chọn cho đến hiện tại.
Đến những năm 1980, chủ nghĩa tối giản bắt đầu lan rộng sang Châu Á. Nhật Bản là nước đầu tiên ứng dụng phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất, nó hiện diện từ kiến trúc hiện đại cho tới những công trình mang âm hưởng truyền thống. Tính tối giản thể hiện nhất quán từ hình thức kiến trúc cho tới nội thất công trình. Đó là những tác phẩm nghệ thuật của không gian và ánh sáng, của sự giao hoà của kiến trúc và thiên nhiên, mang một cá tính đặc sắc và đầy sáng tạo.
3. Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất
Chủ nghĩa tối giản được hiểu là việc tạo ra một không gian đơn giản, gọn gàng làm nổi bật nét kiến trúc hấp dẫn của ngôi nhà. Nội thất mang đường nét tối thiểu, ít chi tiết, giảm tối đa số lượng, mọi chi tiết được lựa chọn kỹ càng nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất. Chủ nghĩa tối giản và công năng nội thất thường đi đôi với nhau. Một không gian được thiết kế theo phong cách Minimalism kết hợp với sơ đồ mặt bằng mở, nhiều ánh sáng, các đường nét thiết kế nội thất đơn giản và gọn gàng. Đem đến một không gian nhẹ nhàng và lôi cuốn vượt thời gian.
4. Các yếu tố cần thiết của thiết kế Minimalism
Phương pháp tối giản chỉ sử dụng các yếu tố thiết yếu như ánh sáng, màu sắc, vật liệu,… thường là trong bố cục không gian mở, để tạo cảm giác tự do và thư giãn. Các chi tiết, bố cục nội thất được sắp xếp hài hòa, những chi tiết rườm rà được loại bỏ thay vào đó là các vật dụng đơn giản và tiện dụng.
4.1. Đường nét gọn gàng
Đồ nội thất và phụ kiện tối giản tập trung vào chức năng và tính thực dụng. Bề mặt phẳng, nhẵn và các đường nét khỏe khoắn, sạch sẽ nhấn mạnh tính chất thiết yếu của từng vật liệu. Loại bỏ các họa tiết hoa văn rườm rà, phức tạp thay vào đó là sự đơn giản, tinh gọn của hình dạng, tập trung vào công năng nội thất
4.2. Bảng màu đơn sắc
Thiết kế theo phong cách tối giản sử dụng bảng màu đơn sắc bao gồm màu trắng, be và xám làm điểm nhấn. Việc sử dụng bảng màu này nhằm giảm hình thức của màu sắc về trạng thái đơn giản nhất, để tạo ra không gian thoáng mát, sáng sủa và trang nhã.
4.3. Không gian tối giản ấm áp và thân thiện
Không gian tối giản có thể được nhận ra ngay lập tức nhờ cái nhìn rõ ràng, sạch sẽ, không lộn xộn và đơn sắc. Không gian bớt lộn xộn giúp giải tỏa tâm trí và tạo cảm giác bình yên về thị giác. Tuy nhiên, một số thiết kế tối giản có nguy cơ tạo cảm giác hơi vô hồn. Để tránh điều này và để đảm bảo không gian được thiết kế tối giản cảm giác thân thiện, bạn có thể trang trí một vài điểm nhấn nhỏ. Cho dù đó là nhà bếp, phòng ngủ hay không gian tiếp khách, đây là một số cách để tăng thêm sự ấm áp và màu sắc cho những căn phòng tối giản của bạn.
4.4. Kết hợp các sắc thái và kết cấu khác nhau
Một cách tuyệt vời để mang lại sự ấm áp cho không gian là kết hợp các sắc thái khác nhau và kết hợp các kết cấu. Ví dụ, việc sử dụng giấy dán tường bằng vải lanh, vải len mềm và thảm trong phòng ngủ sẽ tạo thêm sự ấm áp nhẹ nhàng. Trong phòng tắm, kết cấu và họa thiết của các mẫu gạch có thể tạo thêm sự thu hút cho thị giác trong khi vẫn duy trì bảng màu trung tính.
Xem thêm bài viết: Sự khác biệt giữa thiết kế Scandinavian và Minimalism
5. Kết bài
Quan bài viết trên, TNTHOME hy vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về phong cách thiết kế nội thất tối giản hay còn gọi là Minimalism và các đặc điểm chính của nó. Nếu bạn yêu thích phong cách này và muốn áp dụng vào ngôi nhà của mình, hãy liên hệ ngay qua số hotline 0989 972 189 hoặc fanpage để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc liên quan. Chúng tôi luôn sẵn sàng và cố gắng đem lại giải pháp tối ưu nhất cho căn hộ của bạn, đem đến một không gian trong mơ cho bạn.
Tin cùng chủ đề
Mách nhỏ 4 nguyên tắc thiết kế giúp ngôi nhà không bị lỗi thời
Ngôi nhà là nơi mà bạn trải qua nhiều khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc
Chiêm ngưỡng mẫu biệt thự tân cổ điển 3 tầng sang trọng
Nếu ai đem lòng yêu thích những thiết kế kiến trúc biệt thự khang trang
Tổng hợp mẫu thiết kế nhà ống 3 tầng đẹp tiêu biểu 2023
Nhà ống là một trong những loại hình kiến trúc được xây dựng phổ biến
3 Cách bố trí phòng bếp đẹp, khoa học chuẩn phong thủy bạn nên biết
Không gian bếp ngoài là nơi nấu nướng thì đây còn là trái tim của
Thiết kế nội thất biệt thự khu đô thị Gamuda City phong cách hiện đại
Mẫu thiết kế nội thất biệt thự khu đô thị Gamuda City mang nét đẹp
7 Cách trang trí nhà đẹp đơn giản và tiết kiệm không nên bỏ qua!
Sở hữu một ngôi nhà được trang trí đẹp mắt và mang dấu ấn của