Phong cách Wabi sabi – Vẻ đẹp đến từ những điều không hoàn hảo

Thiết kế nội thất phong cách Wabi sabi – Vẻ đẹp không hoàn hảo

Trong thiết kế nội thất có rất nhiều thể loại phong cách thiết kế khác nhau. Mỗi phong cách mang một màu sắc, bản thể riêng biệt không trộn lẫn. Nếu như trong các bài trước chúng ta đã tìm hiểu về phong cách Tân cổ điển, Scandinavian hay Mid Century Modern,… thì ở bài biết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu phong cách thiết kế nội thất đến từ đất nước Mặt Trời Mọc – Wabi Sabi nhé.

1. Nguồn gốc phong cách Wabi Sabi

Wabi Sabi là phong cách thiết kế nội thất bắt nguồn từ Nhật Bản từ thế kỳ 15. Nó xuất hiện như một phản ứng đối lập với các xu hướng thống trị của thời đại bấy giờ – dựa rất nhiều vào trang trí quá mức, xa hoa và sử dụng các vật liệu quý hiếm. Wabi Sabi tìm kiếm vẻ đẹp trong sự không hoàn hảo.

2. Nét đặc trưng trong thiết kế nội thất của Wabi Sabi

Wabi là cái đẹp của sự mộc mạc, giản đơn và hài hòa với thiên nhiên, Sabi là vẻ đẹp toát ra từ sự điềm nhiên, tĩnh lặng dù bị che khuất bởi thời gian. Wabi Sabi theo thẩm mỹ của văn hóa Nhật Bản là tìm kiếm những thứ không hoàn hảo, tôn vinh những thứ cũ kỹ và vô thường. Wabi Sabi khiến chúng ta nhận biết giá trị của lối sống đơn giản và thuận tự nhiên.

2.1. Tính đối xứng trong từng đường nét thiết kế

Trong khi tính đối xứng, đường nét tinh tế và tính “hoàn chỉnh” là những thước đo đem lại sự hoàn hảo và trọn vẹn cho không gian. Thì Wabi Sabi đã thể hiện một góc nhìn hoàn toàn mới về vẻ đẹp không gian qua sự mộc mạc, sự “chưa hoàn thiện” của vật liệu, đường nét nội thất.

Thiết kế nội thất phong cách Wabi sabi – Vẻ đẹp không hoàn hảo

Wabi Sabi cho rằng sự hoàn hảo và trọn vẹn chỉ là ảo tưởng và con người nên chấp nhận và tìm thấy vẻ đẹp trong bản chất chưa hoàn thiện của môi trường xung quanh. Đối với một số người, Wabi Sabi là một nguyên tắc hướng dẫn hơn là một xu hướng thiết kế.

2.2. Sử dụng vật liệu tự nhiên trong thiết kế nội thất Wabi Sabi

Lấy ý tưởng từ sự không hoàn hảo, Wabi Sabi mở rộng sang vật liệu tự nhiên, tái sử dụng, tính bất đối xứng, chủ nghĩa tối giản và tạo mối liên hệ với thiên nhiên – điển hình cuối cùng của vẻ đẹp không hoàn hảo gần như bỏ qua các công đoạn gia công, làm sạch đánh bóng mà giữ lại hầu như nguyên trạng vẻ đẹp ban đầu, thể hiện sự trân trọng mọi sự như vốn dĩ của chúng.

Thiết kế nội thất phong cách Wabi sabi – Vẻ đẹp không hoàn hảo

Wabi Sabi hướng tới sử dụng các vật liệu hữu cơ tự nhiên như gỗ mộc, đá, sợi tự nhiên, vải dệt thô, kim loại… Đặc điểm chung của những chất liệu này đó lược bỏ gần hết các công đoạn gia công, đánh bóng và giữ lại nét nguyên bản ban đầu để truyền tải trọn vẹn nhất dấu ấn và sự phủi bụi của thời gian.

2.3. Tính đơn giản trong thiết kế nội thất phong cách Wabi Sabi

Với Wabi Sabi, sự đơn giản chính là chìa khóa đem lại không gian sống mộc mạc, nhưng lại vô cùng tinh tế, sang trọng. Wabi Sabi đề cao sự bền bỉ và hữu dụng của đồ vật mà không quá bị thao túng bởi vật chất bên ngoài, phô trương.

Thiết kế nội thất phong cách Wabi sabi – Vẻ đẹp không hoàn hảo

Từ bố cục thiết kế đến vật dụng nội thất đều hướng đến sự tối giản với mục đích đem lại cảm giác yên bình nhẹ nhàng trong tâm trí và không còn bị thao túng bởi vật chất. 

2.4. Màu sắc trang nhã, nhẹ nhàng trong thiết kế nội thất Wabi Sabi

Tính tối giản của Wabi Sabi phù hợp và chỉ sử dụng được các gam màu tự nhiên và trang nhã nhất. Những sắc màu quá rực rỡ sẽ làm cho căn phòng thiếu đi sự tương phản hay tính thống nhất cho tổng thể thiết kế không gian.

2.5. Vẻ đẹp của sự không hoàn hảo

Wabi Sabi chính là hình ảnh minh họa cho một vẻ đẹp không hoàn mỹ, nó thô sơ, mộc mạc nhưng gần gũi, dễ chịu. Phong cách thiết kế nội thất Wabi Sabi khiến cho con người sống chậm lại, nhìn nhận lại mọi thứ và đôi khi nhìn cả sự không hoàn hảo cũng có nét đẹp riêng của nó.

Thiết kế nội thất phong cách Wabi sabi – Vẻ đẹp không hoàn hảo

Với ý nghĩ đó, hãy thoải mái để lại một cạnh thô cho thiết kế đã hoàn thành của bạn. Cái bát trang trí mà bạn dán lại với nhau sau khi nó rơi xuống và vỡ vụn? Hãy thoải mái để nó ở một vị trí quan trọng và tận hưởng sự “không hoàn thiện đó”, bạn sẽ thấy được cái đẹp hiện hữu trong từng địa hạt của đời sống, kể cả những điều khiếm khuyết cũng có nhiều nét đẹp riêng biệt, lẩn khuất. 

3. Lời kết

Xu hướng thiết kế nội thất Wabi Sabi đã đem đến cho chúng ta một góc nhìn mới về cái đẹp. Còn bạn, bạn nghĩ sao về thiết kế wabi-sabi? Nó có phải là thứ mà bạn cân nhắc thử trong thiết kế nội thất của riêng mình không? Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về lĩnh vực nội thất nhé!


Gửi yêu cầu tư vấn:

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *